Những điều mà lao động nữ tham gia BHXH cần lưu ý để hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ hưởng được 5 chế độ, trong đó chế độ thai sản là các lao động nữ cần quan tâm vì phần lớn các lao động nữ đều ít nhất một lần hưởng chế độ này.

Chế độ thai sản đảm bảo thu nhập cho người lao động khi công việc lao động tạm thời bị gián đoạn do sinh con, nó còn góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động, vì được hưởng trợ cấp trong thời gian không làm việc. Có thể nói, chế độ thai sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với lao động nữ.

Chắc hẳn đối với những ai đang tham gia BHXH bắt buộc, đặc biệt là lao động nữ thì cần quan tâm những quy định đối với trường hợp này ra sao và bản thân mình phải thực hiện như thế nào cho đúng!

Điều đầu tiên là chế độ mà BHXH mở rộng đối tượng được hưởng chế độ thai sản hơn. Căn cứ theo Điều 31, Luật BHXH 58/2014/QH13 của Quốc Hội, Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Mang thai Sinh con
  • Nhờ hoặc mang thai hộ
  • Nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi (kể cả nam)
  • Áp dụng biện pháp tránh thai hoặc triệt sản
  • Có vợ sinh con.

Ngoài việc biết mình được hưởng những chế độ gì khi tham gia BHXH, tiếp đó bạn cần lưu ý đến điều kiện hưởng của chế độ này.

+ Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

Lao động để được hưởng chế độ thai sản cần đảm bảo điều kiện sau: Người tham gia đã đóng BHXH ít nhất là 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh và nhận nuôi con Đã đóng BHXH ít nhất là 03 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh, nếu phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ. Người bị chấm dứt HĐLĐ hoặc xin thôi việc trước thời điểm sinh con/ nhận con nuôi, đã đóng BHXH ít nhất là 06 tháng trong vòng 12 tháng.

                                                               Ảnh minh họa

+ Thời gian hưởng chế độ thai sản:

  • Đối với trường hợp khám thai sẽ được tối đa 5 lần, trong mỗi lần đó sẽ là 01 ngày hoặc 02 ngày (nếu khám ở xa, thai bị bệnh lý, thai không bình thường).
  • Ngoài ra khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: từ 10 ngày( thai dưới 5 tuần), 20 ngày (thai từ 5 tuần – dưới 13 tuần), 40 ngày (thai từ 13 tuần – dưới 25 tuần), 50 ngày (thai từ 25 tuần trở lên).
  • Người sinh hộ sẽ được hưởng thai sản cho đến khi giao trẻ, ít nhất bằng 60 ngày; người nhờ sinh hộ được hưởng từ khi nhận trẻ đến khi trẻ đủ 06 tháng
  • Trường hợp nhận nuôi con được hưởng cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Tránh thai thì 07 (nếu đặt vòng tránh thai), 15 ngày (nếu triệt sản).
  • Con chết sau khi sinh sẽ là 04 tháng (nếu con dưới 02 tháng tuổi), 02 tháng (nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên).
  • Lao động nữ  khi sinh con sẽ được nghỉ 06 tháng, trường hợp sinh đôi sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.

Sau khi nếu sức khỏe còn yếu thì có thể nghỉ dưỡng sức: 05 ngày nếu sinh thường, 07 nếu phẫu thuật, 10 ngày nếu sinh đôi phẫu thuật.

+ Mức hưởng chế độ thai sản

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi bằng hai lần mức lương cơ sở.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức bằng 30% lương cơ sở. Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định như trên, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Chế độ thai sản còn góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em. Đây là chính sách an sinh BHXH rất thiết thực đối với người lao động mà bất cứ người lao động nào cũng cần biết và hiểu rõ để có thể hưởng trọn vẹn quyền lợi.

Chia sẽ bài viết: