10 khoản trợ cấp BHXH sẽ tăng khi tăng lương cơ sở lên 1,800,000

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2023/NĐ-CP về tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 lên 1,800,000 đồng. Việc tăng lương cơ sở sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi về mức hưởng BHXH. Cụ thể dưới đây là 10 khoản trợ cấp BHXH sẽ được tăng theo khi điều chỉnh lương cơ sở.

1 – Tăng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau.

Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau được tính theo ngày. Mức hưởng mỗi ngày là 30% lương cơ sở.

Hưởng theo mức cũHưởng theo mức mớiMức tăng
1,490,000×30%=447,000đ/ngày1,800,000×30%=540,000đ/ngày93,000đ

2 – Tăng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.

Cũng giống như trợ cấp dưỡng sức sau khi ốm, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh được tính bằng 30% lương cơ sở /ngày.

Hưởng theo mức cũHưởng theo mức mớiMức tăng
1,490,000×30%=447,000đ/ngày1,800,000×30%=540,000đ/ngày93,000đ

3 – Tăng trợ cấp 1 lần khi sinh con, nhận con nuôi.

Lao động nữ khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở. Mức trợ cấp được điều chỉnh tăng như sau:

Hưởng theo mức cũHưởng theo mức mớiMức tăng
1,490,000 x 2= 2,980,000đ1,800,000 x 2= 3,600,000đ  620,000đ

4 – Tăng trợ cấp 1 lần khi bị TNLĐ-BNN (mức suy giảm dưới 31%)

Mức hưởng khi suy giảm 5% khả năng lao động bằng 5% lương cơ sở, sau đó cứ thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5% lương cơ sở. Mức hưởng chênh lệch khi suy giảm ở mức 5% như sau:

Hưởng theo mức cũHưởng theo mức mớiMức tăng
1,490,000 x 5= 7,450,000đ1,800,000 x 5= 9,000,000đ      1,550,000đ

5 – Tăng trợ cấp hàng tháng khi suy giảm khả năng lao động trên 31%

Mức hưởng khi suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Mức chênh lệch tăng khi hưởng suy giảm khả năng lao động mức 31% như sau:

Hưởng theo mức cũHưởng theo mức mớiMức tăng
1,490,000×30%=447,000đ/ngày1,800,000×30%=540,000đ/ngày93,000đ

6 – Tăng trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống,mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi, bị tâm thần được hưởng thêm trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Hưởng theo mức cũHưởng theo mức mớiMức tăng
1,490,000 đ/ tháng1,800,000 đ/ tháng310,000đ

7 – Tăng trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần lương cơ sở.

Hưởng theo mức cũHưởng theo mức mớiMức tăng
1,490,000×36= 53,640,000đ1,800,000×36=64,800,000đ  11,160,000đ

8 – Tăng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật

Mức hưởng đối với người hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật 1 ngày được tính bằng 30% lương cơ sở.

Hưởng theo mức cũHưởng theo mức mớiMức tăng
1,490,000×30%=447,000đ/ngày1,800,000×30%=540,000đ/ngày93,000đ

9 – Tăng mức trợ cấp mai táng phí

Người đang tham gia BHXH, đang bảo lưu thời gian tham gia, đang hương hưu không may qua đời (nếu đủ điều kiện) thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.

Hưởng theo mức cũHưởng theo mức mớiMức tăng
1,490,000×10=14,900,000đ1,800,000×10=18,000,000đ    3,100,000đ

10 – Tăng trợ cấp tuất hàng tháng

Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân (đủ điều kiện) bằng 50% lương cơ sở

Hưởng theo mức cũHưởng theo mức mớiMức tăng
1,490,000×50%=745,000đ1,800,000×50%=900,000đ           155,000đ

Đối với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% lương cơ sở.

Hưởng theo mức cũHưởng theo mức mớiMức tăng
1,490,000×70%= 1,043,000đ1,800,000×70%= 1,260,000đ           217,000đ

Có thể thấy việc điều chỉnh lương cơ sở kéo theo hàng loạt thay đổi về mức hưởng trợ cấp BHXH.

Chia sẽ bài viết: