Không đóng BHXH trong thời gian nghỉ dịch, liệu có được hưởng chế độ thai sản?

Khi người lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian khoảng 3 – 4 tháng vì nghỉ dịch. Vậy nếu là người lao động đang mang thai và khi hết dịch họ sinh con liệu có được hưởng chế độ thai sản hay không? 

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ như sau:

  • Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Do vậy, người lao động muốn hưởng chế độ thai sản phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên.

Đối với NLĐ nghỉ việc trong khoảng thời gian bùng phát covid-19, làm việc tại doanh nghiệp thuộc đối tượng tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất.

  • Trường hợp trong những ngày nghỉ, công ty vẫn trả lương ngừng việc thì vẫn phải đóng BHXH bình thường dẫn đến chế độ thai sản sẽ không bị ảnh hưởng.
  • Trường hợp NLĐ và Doanh nghiệp thỏa thuận nghỉ không lương thì áp dụng nguyên tắc tại Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014 như sau: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Bên cạnh đó thì tùy tình hình thực tế mà chế độ thai sản của NLĐ có bị ảnh hưởng hay không. Nếu trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, mà đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản và ngược lại.

Chia sẽ bài viết: