Đồng thời hưởng tai nạn lao động và hưởng lương hưu có được không?

78 Likes comments off

Khi người lao động trong thời gian hưởng tai nạn lao động đồng thời sức khỏe yếu muốn nghỉ hưu trước tuổi. Liệu có được hưởng cùng lúc hai chế độ tại nạn lao động và hưởng lương hưu hay không? Trường hợp này sẽ được quy định như thế nào?

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu về điều kiện của 02 chế độ này:

Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:

Theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

  • Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
  • Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Như thế, theo quy định trên thì nếu người lao động là nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì sẽ được nghỉ hưu trước tuổi.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy định như sau:

  • Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
  • Nếu người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động phải trả chế độ BHXH thay cơ quan BHXH cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

b) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hàng tháng theo thỏa thuận của các bên.

Tóm lại, căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm bắt buộc gồm các chế độ: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; Hưu trí và Tử tuất.

Các chế độ bảo hiểm này độc lập với nhau, khi người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng nhưng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì vẫn sẽ được hưởng lương hưu.

 

Chia sẽ bài viết:

Có thể bạn thích

Bài viết của Triệu Phương