Người mắc Covid-19 được hưởng quyền lợi nào từ BHXH và BHYT?

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid vẫn diễn ra chưa có dấu hiệu hạ nhiệt với số ca nhiễm không hề giảm bớt. Nếu không may mắc Covid-19 vậy người lao động có được hưởng quyền lợi về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế trong thời gian khó khăn này hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định rõ các chế độ khi người lao động tham gia BHXH như sau:

  • Đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng các chế độ: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.

  • Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện có các chế độ sau đây: Chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.

Nếu bệnh nhân mắc Covid-19 có các bệnh khác thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Bảo hiểm y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trước đó, tại khoản 7 Điều 1 Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021, Chính phủ cũng nêu rõ:

Trong thời gian cách ly y tế tập trung, người bị cách ly mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì việc chi trả chi phí khám, điều trị như sau:

  • Người có thẻ BHYT được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế như các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến. Đối với phần chi phí đồng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế (nếu có) thì người bị cách ly phải tự chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
  • Người không có thẻ BHYT tự chi trả toàn bộ chi phí khám, điều trị theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành.

Do vậy, nếu phải điều trị các bệnh khác (không phải Covid-19), thì người người lao động phải:

+ Có thẻ BHYT: Được thanh toán theo mức hưởng BHYT trên thẻ.

+ Không có thẻ BHYT: Tự chi trả toàn bộ chi phí khám, điều trị.

Chế độ ốm đau đối với người nhiễm Covid

Để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động bị ốm đau do dịch bệnh Covid-19 phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Theo quy định tại Điều 25 Luật BHXH năm 2014, khi gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Người lao động đang tham gia BHXH.

– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động dẫn tới phải nghỉ việc.

– Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Như thế khi nhiễm Covid-19, người lao động đang tham gia BHXH hoàn toàn có thể được hưởng chế độ ốm đau nếu có giấy xác nhận của cơ sở y tế đã điều trị.

Theo đó, để hưởng chế độ ốm đau sau khi điều trị khỏi Covid-19, người lao động cần nộp lại cho doanh nghiệp bản sao Giấy ra viện trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan BHXH.

Cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ cho người lao động trong tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Người lao động có thể nhận tiền qua một trong các hình thức sau:

– Thông qua tài khoản cá nhân.

– Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH.

Thông qua đơn vị sử dụng lao động.

Mức hưởng:

  • Người lao động nghỉ ốm đau dưới 30 ngày thì mức hưởng tính bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
  • Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Trên đây là những thông tin về người mắc bệnh Covid-19 được hưởng các quyền lợi BHXH và BHYT giúp người lao động có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình.

Chia sẽ bài viết: