1 – Về điều kiện hưởng
Căn cứ Khoản 1, Khoản 3 Điều 66 Luật BHXH năm 2014 thì những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
- Năm 2024. LĐ nữ được hưởng những quyền lợi gì theo Luật lao động và Luật BHXH
- Người lao động cao tuổi có phải đóng BHXH không?
- Làm thế nào để biết sổ BHXH đã chốt hay chưa?
- Đồng thời hưởng tai nạn lao động và hưởng lương hưu có được không?
- Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 là bao nhiêu? Mức thấp nhất là bao nhiêu?
NLĐ quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH năm 2014 đang đóng BHXH hoặc NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
NLĐ chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Nếu những đối tượng trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng.
Ví dụ: Ông Ch tham gia BHXH bắt buộc được 10 tháng bị chết do tai nạn rủi ro. Trường hợp ông Ch chết do tai nạn rủi ro, có thời gian đóng BHXH bắt buộc 10 tháng (chưa đủ 12 tháng) nên người lo mai táng không được giải quyết trợ cấp mai táng. Thân nhân của ông Ch được giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về BHXH.
2 – Về mức hưởng mai táng phí
Căn cứ Khoản 2 Điều 66 Luật BHXH năm 2014 thì trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ chết.
Cụ thể hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng, do đó trợ cấp mai táng bằng: 10 x 1.490.000 đồng = 14.900.000 đồng. Tuy nhiên, dự kiến mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng lên 1.800.000 đồng/tháng. Bắt đầu áp dụng vào ngày 01/7/2023 nếu đề xuất tăng lương cơ sở được thông qua, khi đó trợ cấp mai táng là: 10 x 1.800.000 đồng = 18.000.000 đồng.
3 – Mức hưởng mai táng với thân nhân của người tham gia BHXH bắt buộc chết mà trước đó có thời gian đóng BHXH tự nguyện
Căn cứ Điều 71 Luật BHXH năm 2014, Khoản 2 Điều 12 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì trường hợp người tham gia BHXH bắt buộc chết mà trước đó có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau:
NLĐ có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;
NLĐ có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên;
NLĐ chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Ví dụ: Bà T đang tham gia BHXH bắt buộc bị chết do bệnh tật. Bà T có thời gian đóng BHXH tự nguyện 4 năm 2 tháng, thời gian đóng BHXH bắt buộc là 10 tháng. Trường hợp bà T có tổng thời gian đóng BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc là 60 tháng nên người lo mai táng được giải quyết hưởng trợ cấp mai táng.
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 24 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thi người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng không nghỉ việc có thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 12 tháng hoặc có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện dưới 60 tháng khi chết thì người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại Điều 66 Luật BHXH năm 2014; Khoản 2, Khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.