Cần nhiều giải pháp tăng cường độ bao phủ BHXH tự nguyện

84 Likes comments off

Hiện nay, tỷ lệ lực lượng lao động tham gia BHXH vẫn thấp so với mục tiêu đề ra. Do sự ảnh hướng lớn của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến cho mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH gặp nhiều trăn trở. Vì vậy để khuyến khích người dân tham gia BHXH, cần có giải pháp thiết thực tạo sự hấp dẫn.

tăng cường độ bao phủ BHXH

Tạo điều kiện cho đối tượng tham gia BHXH

Cần quan tâm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện để có các chính sách phù hợp. Theo quy định tại Luật BHXH năm 2014, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu đối tượng sau:

  • Người lao động không có hợp đồng lao động
  • Lao động mùa vụ hoặc các công việc nhất định.

Như vậy, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là nông dân và người làm trong lĩnh vực lâm, ngư, diêm nghiệp, người lao động có việc làm không cố định, là những người có thu nhập thấp, không ổn định. Nếu tham gia BHXH, mức đóng BHXH hàng tháng sẽ là mối quan tâm lớn nhất của họ. Do đó, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để khuyến khích nhóm đối tượng này tham gia, để đảm bảo cuộc sống khi về già.
Bên cạnh đó, chưa có quy định phải tham gia BHXH bắt buộc nên nhóm đối tượng là hộ kinh doanh cá thể bao gồm chủ hộ và lao động của hộ kinh doanh cá thể (dưới 10 người). Hiện nay có khoảng 5,3 triệu người nên việc bổ sung nhóm đối tượng này vào đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là phù hợp.
Nguyên tắc của BHXH là mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Do đó, để mở rộng đối tượng tham gia BHHX cần quan tâm những điều sau:

  • Nghiên cứu, quy định BHXH bắt buộc đối với các đối tượng hiện nay đang là đối tượng BHXH tự nguyện
  • Cân đối hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các đối tượng gặp khó khăn trong một thời gian nhất định.

“Nới lỏng” chính sách đóng BHXH

Theo quy định hiện hành, hàng tháng, người lao động (trừ người lao động đi làm việc ở nước ngoài) tham gia BHXH bắt buộc đóng 8% trên mức tiền lương tháng vào Quỹ Hưu trí, tử tuất, người sử dụng lao động đóng 17,5% trên mức tiền lương tháng, gồm 14% vào Quỹ Hưu trí, tử tuất, 3% vào quỹ ốm đau, thai sản và 0,5% vào quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.
Trong khi đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện tương đương nhau. Tuy nhiên, mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện để tính lương hưu là mức bình quân thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng, còn mức bình quân thu nhập để tính lương hưu người tham gia BHXH bắt buộc chỉ tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5-20 năm cuối trước khi nghỉ hưu, tùy thời gian tham gia BHXH.
Riêng người lao động tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. Như vậy, xét cả về khía cạnh đóng và hưởng, chính sách đối với người tham gia BHXH tự nguyện đều chặt chẽ hơn đối với người tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, cần “nới lỏng” chính sách đóng BHXH để thu hút đối tượng tham gia.

các giải pháp tăng cường độ bao phủ bhxh

                                                                        Ảnh minh họa
Như vậy, để tăng cường độ bao phủ BHXH tự nguyện tại Việt Nam, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, bổ sung một số chế độ ngắn hạn đối với BXH tự nguyện. Trước hết chế độ ốm đau, thai sản vì chế độ này tác động trực tiếp đến lợi ích trước mắt của người tham gia, nhất là người tham gia BHXH tự nguyện, chủ yếu là người thuộc nhóm đối tượng khó khăn, có thu nhập thấp.
Hai là, quy định BHXH bắt buộc đối với các đối tượng kinh doanh cá thể hiện nay đang là đối tượng BHXH tự nguyện.
Ba là, nghiên cứu việc giảm mức đóng BHXH đối với các hộ gia đình tham gia BHXH tự nguyện trong một khoảng thời gian nhất định (5-10 năm); đồng thời khuyến khích họ tham gia nhằm đảm bảo cuộc sống khi về già.
Bốn là, nâng tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện với mức thu hút người chưa tham gia vào hệ thống và giữ những người đã tham gia tiếp tục ở lại hệ thống. Tỷ lệ hỗ trợ cụ thể đối với nhóm đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo cần xem xét trên cơ sở định hướng về điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, dự kiến số hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021-2025 và 2025-2030 và khả năng ngân sách nhà nước.
Năm là, tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền và cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa về vai trò của BHXH đối với việc đảm bảo cuộc sống cho người dân sau khi về hưu hoặc khi về già, cùng với việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để người dân chủ động tham gia BHXH tự nguyện; đồng thời, hạn chế người dân đã tham gia BHXH rút BHXH một lần.
Sáu là, nghiên cứu việc kết hợp giữa BHXH với BHYT để tạo thành một chế độ bảo hiểm toàn diện, chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong ngắn hạn và đảm bảo cuộc sống cho họ sau khi về hưu.
Trong nhiều năm qua chính sách BHXH đã được quan tâm tìm ra giải pháp về nhiều mặt để từng bước hoàn thiện, hướng tới sự mở rộng cơ chế tạo cơ hội cho người dân trong việc dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu và tham gia để thụ hưởng chính sách, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích thiết thực của người tham gia BHXH tự nguyện.

Triệu phương

Chia sẽ bài viết:

Có thể bạn thích

Bài viết của admin